Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

TỔNG QUAN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Giấy Phép Lao Động (Work Permit) được cấp cho công dân nước ngoài vào Việt Nam làm việc với các công ty, tổ chức, các nhà thầu nước ngoài,...theo hợp đồng lao động, thời hạn của giấy phép lao động được cấp là không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau: Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết; Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam; Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài; Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài; Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.

Hồ sơ chi tiết xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài: https://goo.gl/BGshMY


ĐIỀU KIỆN ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.


THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp là không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
- Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.


HỒ SƠ THỦ TỤC ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế.
3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
5. Đối với một số nghề, công việc, văn bản xác nhận trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy công nhận là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
- Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
- Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
6. Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài.
7. 02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
8. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
9. Các giấy tờ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao; nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
10. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;
- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;
- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
- Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị định này mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó.
11. Các giấy tờ theo quy định tại Khoản này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.


TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
1. Người lao động nước ngoài quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 172 của Bộ luật lao động.
2. Các trường hợp khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải;
Bộ Công Thương hướng dẫn căn cứ, thủ tục để xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ nêu trên.
b) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
c) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
d) Giáo viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
đ) Tình nguyện viên;
Người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều này phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
e) Người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày;
Cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng phải có văn bản xác nhận về việc người lao động nước ngoài thực hiện công việc tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
g) Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương ký kết theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương phải có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động về việc người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện thỏa thuận quốc tế mà các cơ quan, tổ chức này đã ký kết.
h) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, BAO GỒM
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
2. Người sử dụng lao động phải đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài thường xuyên làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
b) Danh sách trích ngang về người lao động nước ngoài với nội dung: họ, tên; tuổi; giới tính; quốc tịch; số hộ chiếu; ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc; vị trí công việc của người lao động nước ngoài;
c) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
4. Các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 01 bản chính hoặc 01 bản sao nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận gửi người sử dụng lao động. Trường hợp không xác nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Discovery Indochina Travel Co., Ltd
5th Floor | Avenis Building | 145 Dien Bien Phu Street, District 1 | Ho Chi Minh City | Vietnam

Tel: 028 39102358 | 028 39102359  Mobile: 0938228856 | 0906640505

GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP, khi thời hạn giấy phép lao động của người nước ngoài còn 5 ngày trước khi hết hạn nhưng không quá 45 ngày nếu đơn vị sử dụng lao động muốn người nước ngoài tiêp tục làm việc cho mình thì đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài. Thời hạn của việc gia hạn Giấy phép lao động được cấp là không quá 02 năm và theo thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết; thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam; Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài; Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài; Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ. 

Hồ sơ chi tiết gia hạn Giấy phép lao động: https://goo.gl/6PE5kK


Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết với các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam và được Sở lao động thương binh – xã hội cấp giấy phép lao động. Khi hợp đồng lao động hiện tại sắp hết hạn mà đơn vị sử dụng lao động muốn người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc với mình, thì đơn vị sử dụng lao động phải đến Sở lao động thương binh – xã hội để tiến hành gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Theo nghị định 11/2016/NĐ-CP, Khi thời hạn giấy phép lao động của người nước ngoài còn 5 ngày trước khi hết hạn nhưng không quá 45 ngày nếu đơn vị sử dụng lao động muốn người nước ngoài tiêp tục làm việc cho mình thì đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài.


TRÌNH TỰ GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
- Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp 01 (một) hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
- Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải gia hạn giấy phép lao động.
Người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam có trách nhiệm nhận giấy phép lao động do Sở lao động - Thương binh và Xã hội cấp và trao cho người lao động.


HỒ SƠ ĐỂ GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
1. Văn bản chấp thuận vị trí của Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội
2. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của đơn vị sử dụng lao động
3. 02 ảnh màu (kích thước 4x6, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính), ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
4. Giấy phép lao động đã được cấp
a. Đối với trường hợp giấy phép lao động bị mất phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật
b. Trường hợp thay đổi nộp dung trên giấy phép lao động thì phải có giấy tờ chứng minh
c. Trường hợp giấy phép lao động còn hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày thì phải có giấy chứng nhận sức khỏe và một trong các giấy tờ sau:
- Đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng

- Đối với người lao động nước ngoài thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế) phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

- Đối với người lao động nước ngoài là nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm

- Đối với người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ

- Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Đối với người lao động nước ngoài người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó

d. Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đóĐối với người nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định 102/2013/NĐ-CP thì phải có văn bản chứng minh đáp ứng yêu cầu như sau theo nghị định mới 11/2016:
- Đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành: Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 18 Điêu 4 Luật doanh nghiệp hoặc người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan tổ chức; Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

- Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia: Có văn bản xác nhận là chuyên gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; Hai là có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
- Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật: là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 1 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành được đào tạo.

THỜI HẠN GIA HẠN CỦA GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, Giấy phép lao động sẽ phải được gia hạn trước 01 tháng tính đến ngày Giấy phép lao động hết hạn.
- Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
- Thời hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 36 (ba mươi sáu) tháng.

CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHÁC


Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Discovery Indochina Travel Co., Ltd
5th Floor | Avenis Building | 145 Dien Bien Phu Street, District 1 | Ho Chi Minh City | Vietnam

Tel: 028 39102358 | 028 39102359  Mobile: 0938228856 | 0906640505

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo hợp động lao động ký kết với các công ty, doanh nghiệp…sử dụng lao động người nước ngoài, thì các công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm khai báo vị trí công việc mà người nước ngoài sẽ đảm nhận với Sở Lao Động Thương Binh – Xã Hội tại nơi người nước ngoài dự kiến làm việc. Sau đó Sở Lao Động Thương Binh – Xã Hội sẽ có văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận cho người nước ngoài được làm việc: Nếu đồng ý Sở lao động sẽ cấp cho người nước ngoài giấy phép lao động có thời hạn theo hợp đồng đã ký kết giữa lao động nước ngoài với công ty, doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài; Nếu không đồng ý Sở lao động sẽ có văn bản trả lời kèm theo lý do không cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

Thủ tục hồ sơ sơ chi tiết xin Giấy phép lao động: https://goo.gl/PC4S4Y


ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Đối với người lao động nước ngoài hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.



THÀNH PHẦN HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho đơn vị sử dụng lao động (công ty, nhà thầu, văn phòng đại diên…) thì đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội nơi ngoài nước ngoài dự kiến làm việc.
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài của đơn vị sử dụng lao động
2. Giấy chứng nhận sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế
3. Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp
- Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
- Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần Lý lịch tư pháp Việt Nam do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp
4. Văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật
- Đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành: Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp hoặc người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan tổ chức; Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia: Có văn bản xác nhận là chuyên gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; Hai là có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
- Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật: là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 1 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành được đào tạo
5. Văn bản chấp thuận của Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội
6. 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng) ảnh chụp không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ
7. Hộ chiếu sao y công chứng nguyên cuốn
Chú ý: Đối với các giấy tờ Lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe, các bằng cấp và giấy xác nhận kinh nghiệm nếu bằng tiếng nước ngoài phải được Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
1) Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
2) Là thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
3) Là trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
4) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
5) Vào Việt Nam với thời hạn dưới 3 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
6) Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
7) Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8) Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC KHÔNG THUỘC DIỆN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, BAO GỒM
1) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải;
2) Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
3) Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
4) Giáo viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
5) Tình nguyện viên;
6) Người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày;
7) Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương ký kết theo quy định của pháp luật;
8) Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.



Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Discovery Indochina Travel Co., Ltd
5th Floor | Avenis Building | 145 Dien Bien Phu Street, District 1 | Ho Chi Minh City | Vietnam

Tel: 028 39102358 | 028 39102359  Mobile: 0938228856 | 0906640505

www.visa5s.com | www.ditravel.vn

THÔNG TIN CHUNG VỀ VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Đối với công dân các nước không thuộc diện miễn visa khi nhập cảnh Việt Nam, thì thông thường người nước ngoài trước khi vào Việt Nam họ phải xin visa trước, việc xin visa bắt buộc đương đơn phải đến Đại Sứ Quán (ĐSQ) hoặc Lãnh Sự Quán (LSQ) Việt Nam ở nước của họ hoặc các nước có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam. Việc xin visa Việt Nam có thể do người nước ngoài chủ động, trực tiếp liên hệ với Đại Sứ Quán (ĐSQ) hoặc Lãnh Sự Quán (LSQ) Việt Nam ở nước ngoài để xin visa hoặc có thể thông qua công ty du lịch (đối với visa du lịch) hoặc các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam mời, bảo lãnh (đối với visa công tác, lao động, đầu tư,…) để xin công văn nhập cảnh trước sau đó họ mang công văn nhập cảnh đến Đại Sứ Quán (ĐSQ) hoặc Lãnh Sự Quán (LSQ) Việt Nam ở nước ngoài để dán visa, hoặc các sân bay và cửa khẩu quốc tế của Việt Nam để dán visa (visa on arrival).

http://www.visa5s.com/visa-nhap-canh/thong-tin-chung.html

CÁC NƯỚC ĐƯỢC MIỄN VISA KHI NHẬP CẢNH VIỆT NAM
Trừ công dân thuộc các nước được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam, công dân thuộc các nước còn lại phải xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước mà họ đang cư trú hoặc nhận visa vào Việt Nam tại sân bay quốc tế của Việt Nam.
- Công dân Liên bang Nga mang hộ chiếu phổ thông, không phân biệt mục đích nhập cảnh, được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày
- Công dân Nhật Bản và công dân Hàn Quốc, không phân biệt loại hộ chiếu (Thực tế, chủ yếu áp dụng đối với HCPT vì Nhật Bản và Hàn Quốc đã có thoả thuận với Việt Nam về miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV), được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời gian tạm trú không quá 15 ngày
- Công dân Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển không phân biệt loại hộ chiếu và mục đích nhập cảnh được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày
- Công dân Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày
- Quan chức, viên chức Ban Thư ký ASEAN, công dân các nước Asian được miễn thị thực Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày, không phân biệt họ mang hộ chiếu gì.
Lưu ý: Đối với khách quốc tịch Trung Quốc phải xin visa trước tại Đại Sứ Quán (DSQ) hoặc Lãnh Sự Quán (LSQ) Việt Nam tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Nam Ninh, trước khi nhập cảnh Việt Nam. Việc xin visa vào Việt Nam có thể chọn 1 trong 2 cách sau: Nộp hồ sơ trực tiếp tại DSQ/LSQ Việt Nam; hoặc thông qua công ty du lịch ở Việt Nam xin công văn trước và nhận visa tại DSQ/LSQ Việt Nam tại Trung Quốc

GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ HÌNH THỨC CỦA VISA VIỆT NAM 
- Visa có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.
- Visa được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
- Visa được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời.

NHỮNG NƠI ĐƯỢC PHÉP NHẬN VISA VIỆT NAM
Thông thường người nước ngoài trước khi vào Việt Nam họ phải xin visa trước, việc xin visa bắt buộc đương đơn phải đến Đại Sứ Quán (ĐSQ) hoặc Lãnh Sự Quán (LSQ) Việt Nam ở nước của họ hoặc các nước có cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam. Hiện tại ngoài việc dán visa tại ĐSQ hoặc LSQ của Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài có thêm lựa chọn khác là nhận visa tại các sân bay quốc tế và cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, đối với các trường hợp nhận visa tại sân bay quốc tế và cửa khẩu quốc tế của Việt Nam phải xin công văn nhập cảnh trước hay còn gọi là “Approval letter”, việc xin công văn nhập cảnh có thể thông qua công ty du lịch hoặc công ty, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam


CÔNG VĂN NHẬP CẢNH VIỆT NAM (VISA APPROVAL LETTER)
Công văn nhập cảnh hay còn gọi Approval Letter văn bản do Cục quản lý xuất nhập cảnh chấp thuận và đồng ý bằng văn bản cho phép người nước ngoài được phép nhập cảnh Việt Nam với các mục đích khác nhau như du lịch, thương mại, đầu tư, lao động, thăm thân nhân tại Việt Nam .....Công văn nhập cảnh Việt Nam được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam gửi lên Cục xuất nhập cảnh để xét duyệt trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Nội dung của công văn được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh duyệt bao gồm thông tin về cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mời bảo lãnh người nước ngoài, thông tin cá nhân của người nước ngoài, thời hạn nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam và địa điểm nhận thị thực visa Việt Nam.

Địa điểm thực hiện việc cấp visa có thể là nhận visa tại các Đại Sứ Quán (ĐSQ) hoặc Lãnh Sự Quán (LSQ) Việt Nam ở nước ngoài, hoặc tại các cửa khẩu đường bộ quốc tế hoặc các sân bay quốc tế của Việt Nam như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh hoặc Phú Quốc.


KÝ HIỆU CỦA CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM 
- NG1 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
- NG2 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- NG3 - Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
- NG4 - Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
- LV1 - Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- LV2 - Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
- ĐT - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
- DN - Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
- NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
- NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
- DH - Cấp cho người vào thực tập, học tập.
- HN - Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
- PV1 - Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
- PV2 - Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
- LĐ - Cấp cho người vào lao động.
- DL - Cấp cho người vào du lịch.
- TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
- VR - Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
- SQ - Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.


THỜI HẠN CỦA CẤC LOẠI VISA VIỆT NAM
- Thị thực ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.
- Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
- Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
- Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không quá 12 tháng.
- Thị thực ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.
- Thị thực ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.
- Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
- Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.


ĐIỀU KIỆN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC CẤP VISA VIỆT NAM 
1. Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
2. Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh;
3. Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh:
a. Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu hết hạn;
b. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người dám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng;
c. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú;
d.Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng;
e. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực;
f. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày buộc xuất cảnh có hiệu lực;
g. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;
h.Vì lý do thiên tai;
i. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
4. Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
a. Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;
b. Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;
c. Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;
d. Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.
5. Các trường hợp được cấp thị thực rời
a. Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực;
b. Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
c. Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
d. Vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh;
6. Các trường hợp được miễn thị thực
a. Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b. Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
c. Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
d. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN MỜI ĐỦ ĐIỀU KIỆN BẢO LÃNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bao gồm:
a. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
b. Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; Bộ trưởng và tương đương; Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c. Các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
d. Tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
đ. Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
e. Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
g. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam;
h. Văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài; văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam;
i. Tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam;
k. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú.
2. Cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định hoặc giấy phép hoạt động được cấp. Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thăm và phải có giấy tờ chứng minh quan hệ với người được mời, bảo lãnh.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ
Discovery Indochina Travel Co., Ltd
5th Floor | Avenis Building | 145 Dien Bien Phu Street, District 1 | Ho Chi Minh City | Vietnam

Tel: 028 39102358 | 028 39102359  Mobile: 0938228856 | 0906640505

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

GIA HẠN VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Người nước ngoài vào Việt Nam để đi du lịch, làm việc, công tác, lao động, đầu tư hay học tập sau khi đã có được visa nhập cảnh vào Việt Nam. Mỗi một loại visa đều có thời hạn và được phép lưu trú tại Việt Nam trong một thời gian nhất định, vậy nếu như thời hạn visa của người nước ngoài sắp hết hạn và họ vẫn muốn tiếp tục ở lại Viêt Nam thêm 1 tháng hoặc 3 tháng thì họ có thể sử dụng dịch vụ gia hạn visa hay còn gọi là gia hạn thêm thời gian lưu trú, đối với dịch vụ gia hạn visa 1 tháng hay 3 tháng chỉ có giá trị xuất nhập cảnh 1 lần.
Ngoài dịch vụ gia hạn visa/gia hạn lưu trú ra nếu người nước ngoài có nhu cầu cấp mới lại visa để xuất nhập cảnh Việt Nam nhiều lần trong thời hạn visa thì họ có thể sử dụng dịch vụ xin cấp mới lại visa 1 tháng nhiều lần hoặc 3 tháng nhiều lần.

http://www.visa5s.com/visa-nhap-canh/gia-han-visa-viet-nam.html

ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC GIA HẠN VISA VIỆT NAM
  • Người nước ngoài (NNN) lưu trú tại Việt Nam phải khai báo tạm trú tại CA phường, xã, thị trấn theo quy định được thể hiện qua phiếu khai báo tạm trú cho Người nước ngoài (NNN) – mẫu Khai báo hoặc đơn xác nhận tạm trú;
  • Visa Việt Nam vẫn còn thời hạn sử dụng;
  • Có công ty bảo lãnh;
  • Người nước ngoài (NNN), Việt Kiều tạm trú tại TP. Hồ Chí Minh nhưng làm việc ở địa phương khác, có nhu cầu cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn lưu trú thì Phòng Quản Lý Xuất Nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố nơi người đó làm việc tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền;
  • Thời hạn giá trị của thị thực (visa) ngắn hơn ít nhất 01 tháng so với thời hạn của hộ chiếu.

HỒ SƠ ĐỂ GIA HẠN VISA VIỆT NAM
Đối với người nước ngoài đang làm việc, lưu trú, có công ty bảo lãnh tại Tp. Hồ Chí Minh, có visa còn hạn sử dụng và trên hộ chiếu có 1 trong các loại visa Việt Nam ký hiệu: DN/LĐ/NN1/NN2/TT thì hồ sơ cần chuẩn bị như sau:
  1. Hồ sơ pháp nhân công ty (sao y giấy đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký con dấu, giấy đăng ký mã số thuế (nếu có));
  2. Bản chính hộ chiếu và visa còn hạn;
  3. Giấy phép lao động tại Việt Nam (nếu có);
  4. 01 tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú (mẫu N5) (có xác nhận của cơ quan, tổ chức bảo lãnh;
  5. Photo giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú có xác nhận của chính quyền địa phương (kèm bản chính đối chiếu);
  6. Các biểu mẫu hỗ trợ cho việc gia hạn visa sẽ được chúng tôi soạn và cung cấp;
  7. Đối với trường hợp người nước ngoài có người thân đi cùng thì cần bổ sung thêm các hồ sơ chứng nhận quan hệ gia đình, các giấy tờ này phải được Hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng theo quy đinh của pháp luật;
    a. Đối với người thân là vợ/chồng thì phải có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
    b. Đối với người thân là con cái thì phải có giấy khai sinh
Thời gian trả kết quả: 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ


THỜI HẠN VÀ GIÁ TRỊ CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM
- Visa 1 tháng 1 lần, có thời hạn lưu trú không quá 30 ngày và chỉ được phép nhập cảnh Việt Nam 1 lần;
- Visa 1 tháng nhiều lần, có thời hạn lưu trú không quá 30 ngày và được phép xuất nhập cảnh Việt Nam nhiều lần trong thời gian visa còn hạn;
- Visa 3 tháng 1 lần, có thời hạn lưu trú không quá 03 tháng và chỉ được phép nhập cảnh Việt Nam 1 lần;
- Visa 3 tháng nhiều lần, có thời hạn lưu trú không quá 03 tháng và được phép xuất nhập cảnh Việt Nam nhiều lần trong thời gian visa còn hạn;
- Visa 6 tháng nhiều lần, có thời hạn lưu trú không quá 06 tháng và được phép xuất nhập cảnh Việt Nam nhiều lần trong thời gian visa còn hạn;
- Visa 1 năm nhiều lần, có thời hạn lưu trú không quá 12 tháng và được phép xuất nhập cảnh Việt Nam nhiều lần trong thời gian visa còn hạn, đối với loại visa thường được cấp cho các đối tượng đã có Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động, các nhà đầu tư hoặc cổ đông góp vốn và một số trường hợp khác vào Việt Nam làm việc dài hạn.


CÁC NƯỚC ĐƯỢC MIỄN VISA KHI NHẬP CẢNH VIỆT NAM
Trừ công dân thuộc các nước được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam, công dân thuộc các nước còn lại phải xin visa tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Việt Nam tại nước mà họ đang cư trú hoặc nhận visa vào Việt Nam tại sân bay quốc tế của Việt Nam.
- Công dân Liên bang Nga mang hộ chiếu phổ thông, không phân biệt mục đích nhập cảnh, được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày
- Công dân Nhật Bản và công dân Hàn Quốc, không phân biệt loại hộ chiếu (Thực tế, chủ yếu áp dụng đối với HCPT vì Nhật Bản và Hàn Quốc đã có thoả thuận với Việt Nam về miễn thị thực cho người mang HCNG, HCCV), được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời gian tạm trú không quá 15 ngày
- Công dân Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thuỵ Điển không phân biệt loại hộ chiếu và mục đích nhập cảnh được miễn thị thực nhập xuất cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 15 ngày
- Công dân Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italia sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam với thời hạn tạm trú tại Việt Nam không quá 15 ngày
- Quan chức, viên chức Ban Thư ký ASEAN, công dân các nước Asian được miễn thị thực Việt Nam với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày, không phân biệt họ mang hộ chiếu gì.



Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ

Discovery Indochina Travel Co., Ltd
5th Floor | Avenis Building | 145 Dien Bien Phu Street, District 1 | Ho Chi Minh City | Vietnam

Tel: 028 39102358 | 028 39102359  Mobile: 0938228856 | 0906640505

www.visa5s.com | www.ditravel.vn

LÀM XIN VISA ẤN ĐỘ UY TÍN VISA5S

Bạn muốn làm visa đến Ấn Độ để tham quan du lịch, bạn muốn đến Ấn Độ để tìm kiếm và mở rộng cơ hội làm ăn, kinh doanh, bạn đến Ấn để thăm ...